4 thời điểm vàng nên cho trẻ uống nước để nhận lại vô vàn lợi ích sức khỏe

4 thời điểm vàng nên cho trẻ uống nước để nhận lại vô vàn lợi ích sức khỏe

Mục lục bài viết

Nước rất quan trọng đối với cơ thể của cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng cách uống nước như nào lại càng quan trọng hơn. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé yêu của mình, bố mẹ hãy cho con uống nước vào 4 thời điểm “vàng” được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Cơ thể con người nếu không được đáp ứng đủ lượng nước cần thiết sẽ có thể gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa nước và điện giải. Nếu bị mất nước nhẹ sẽ dễ bị đau đầu, dễ cáu gắt, cơ thể mệt mỏi và suy giảm nhận thức. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước cũng có thể làm giảm chức năng hoạt động của tim và thận. Vì vậy, cần phải uống lượng nước vừa đủ theo từng thể trạng và uống vào đúng thời điểm.

Xác định tiêu chuẩn lượng nước cần thiết dành cho trẻ mỗi ngày

Nhu cầu nước ở trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào trọng lượng cơ thể của trẻ. Trung bình người lớn sẽ cần 35 gram nước/1 kg trọng lượng cơ thể, trong khi đó nhu cầu nước ở trẻ em lại cao gấp 3-4 lần. Viện Dinh Dưỡng khuyến nghị như sau:

  • Trẻ em có trọng lượng từ 1kg đến 10kg (trẻ từ 0-36 tháng tuổi), nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 100ml nước/1 kg trọng lượng.
  • Trẻ em có trọng lượng từ 11kg đến 20kg (trẻ từ 3 đến 13 tuổi), nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 1000ml/ngày + 50ml/kg mỗi 10kg cân nặng tăng trưởng của trẻ.
  • Trẻ em có trọng lượng từ 21kg trở lên (Trẻ từ 13 tuổi trở lên), nhu cầu về nước tiêu chuẩn là 1500ml/ngày + 20ml/kg mỗi 20kg cân nặng tăng trưởng của trẻ.

4 thời điểm “vàng” nên cho trẻ uống nước để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe

Trẻ em thường rất lười uống nước và không tự chủ động tìm đến nước để uống. Chỉ khi quá khát nước không thể chịu đựng được trẻ mới tìm đến nước để uống. Lúc này cơ thể của trẻ sẽ rơi vào tình trạng bị mất nước nhẹ. Bố mẹ hãy áp dụng các cách cho trẻ uống nhiều nước hơn để khắc phục tình trạng này nhé. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng là thời điểm “vàng” để cho trẻ uống nước đâu. Bố mẹ hãy lựa chọn những thời điểm sau đây để cho trẻ uống nước, chắc chắn sẽ nhận lại được vô vàn lợi ích cho sức khỏe đấy.

Uống nước vào giữa các bữa ăn

Bố mẹ nên cho trẻ uống nước vào giữa các bữa ăn là tốt nhất. Vì sao ư? Nếu cho trẻ uống nước vào thời điểm trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, bé sẽ không muốn ăn hoặc ăn ít đi. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ do thiếu chất dinh dưỡng. Còn nếu uống nước ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, gây đầy bụng, khó tiêu và làm giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Uống nước sau khi thức dậy

Sau một giấc ngủ đêm dài, khi thức dậy bé sẽ bị khát nước, khô miệng. Lúc này bố mẹ nên cho bé uống nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chức năng của thận. Bố mẹ hãy nhớ, không nên cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ nhé. Bởi nó sẽ khiến trẻ buồn tiểu và đi tiểu đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và thận sẽ phải làm việc cả đêm không được nghỉ ngơi.

Uống nước sau khi tắm

Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao làm đẩy nhanh quá trình bốc hơi ẩm trên da, da sẽ bị khô và trẻ sẽ cảm thấy bị khát. Cách bù nước hiệu quả cho cơ thể trẻ là sau khi tắm khoảng 15 phút hãy cho trẻ uống nước ngay.

Uống nước sau khi khóc

Khi trẻ khóc sẽ khiến cổ họng bị đau rát, khô họng. Lúc này bố mẹ nên cho trẻ uống nước để bù nước ngay. Ngoài ra, việc cha mẹ cho trẻ uống nước cũng thể hiện sự quan tâm, giúp việc giao tiếp của 2 bên trở nên dễ dàng hơn lúc này.

Những loại nước không nên cho trẻ uống tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Đối với trẻ nhỏ thì việc đáp ứng đủ nước cần được đảm bảo để hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn loại nước cho con uống. Tuyệt đối không nên cho con sử dụng những loại nước sau đây:

  • Nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nhiệt độ nước tốt nhất nên cho trẻ uống khoảng 35-38 độ C. Bạn không nên cho trẻ uống nước quá nóng vì có thể sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, thực quản và dạ dày. Trong khi nước lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến răng, gây ê buốt răng hoặc gây viêm họng. Sự tiếp xúc nhiệt ở trẻ em và người lớn là khác nhau nên bố mẹ hãy để ý nhé.
  • Nước có ga, nước chứa nhiều đường: Các loại nước có ga, nước hoa quả có chứa nhiều đường sẽ gây nên các bệnh về tim mạch, thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải, béo phì,…Việc cơ thế dung nạp quá nhiều đường còn gây cản trở đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Nước đun sôi để qua đêm: Nước sau khi đun sôi nên sử dụng trong vòng 24 giờ , vì nếu quá thời gian trên có thể sẽ bị vi khuẩn trong không khí xâm nhập và làm giảm chất lượng của nước. Kể cả các loại nước đóng chau, nếu mở nắp bạn cũng nên sử dụng sớm trong khoảng 24h, không nên sử dụng quá thời gian trên nhé.

Uống đủ nước, đúng thời điểm thực sự rất tốt nhưng nếu là nguồn nước không sạch thì sẽ không tốt chút nào. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý đến nguồn nước uống hàng ngày, không chỉ cho con bạn mà cả gia đình nữa nhé. Với tình trạng nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, mỗi gia đình nên có một chiếc máy lọc nước.

Share on facebook
Facebook
Share on email
Email
Kiến Thức Bạn Nên Đọc
Nước cứng, nước nhiễm đá vôi là gì và cách xử lý

Nước cứng, nước nhiễm đá vôi là gì và cách xử lý

Nước cứng là loại nước tự nhiên chứa nhiều ion canxi (Ca2+) và magie (Mg2+), mức độ cứng của nước…
Nước nhiễm Mangan là gì? Tác hại, nguồn gốc và cách xử lý

Nước nhiễm Mangan là gì? Tác hại, nguồn gốc và cách xử lý

Việc phải hấp thụ nước nhiễm mangan lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể dễ mắc các chứng bệnh nguy…
Nước nhiễm phèn là gì? Nguồn gốc, tác hại và cách xử lý nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn là gì? Nguồn gốc, tác hại và cách xử lý nước nhiễm phèn

Hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các tác nhân tự nhiên và do con người…
Những vi sinh vật ẩn chứa trong nguồn nước gây ra tác hại gì cho sức khỏe?

Những vi sinh vật ẩn chứa trong nguồn nước gây ra tác hại gì cho sức khỏe?

Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước…
Gọi tư vấn ngay